Dacia thuộc La Mã
Dacia thuộc La Mã

Dacia thuộc La Mã

Dacia thuộc La Mã (còn gọi là Dacia Traiana và Dacia Felix) là một tỉnh của đế quốc La Mã (từ năm 106-271/275 CN). Lãnh thổ của nó bao gồm phía đông và phía đông nam Transilvania, Banat, và Oltenia (những vùng đất của Rumani ngày nay). Từ lúc mới bắt đầu được thành lập, nó đã là một tỉnh trực thuộc hoàng đế và vẫn như vậy trong suốt giai đoạn chiếm đóng của người La Mã. Các sử gia ước tính dân số của Dacia La Mã khoảng từ 650.000 đến 1.200.000 người[1]Cuộc chinh phục Dacia đã được Hoàng đế Trajan (năm 98-117) hoàn tất sau hai chiến dịch lớn chống lại vương quốc Dacia của Decebalus. Người La Mã đã không chiếm toàn bộ vương quốc Dacia cũ, bởi vì một phần lớn của Moldavia, cùng với MaramureşCrişana, đã nằm dưới sự thống trị của người Dacia tự do ngay cả sau khi người La Mã chinh phục. Năm 119, tỉnh La Mã này đã được chia thành hai phần: Dacia Superior (Thượng Dacia) và Dacia Inferior (Hạ Dacia) (sau này mang tên là Dacia Malvensis). Vào năm 124 (hoặc khoảng năm 158), Dacia Superior được chia thành hai tỉnh: Dacia ApulensisDacia Porolissensis. Trong suốt các cuộc chiến tranh Marcomanni, chính quyền quân sự và tư pháp đã được thống nhất dưới sự chỉ huy của một thống đốc, với hai nguyên lão khác (legati legionis) là cấp dưới của ông. Vùng lãnh thổ này còn được gọi là tres Daciæ (Tam Dacia) hoặc chỉ đơn giản là Dacia.Những nhà cầm quyền La Mã đã tiến hành khai thác Dacia một cách ồ ạt và tiến hành xây dựng các thuộc địa. Những khu mỏ mới đã được mở ra và việc khai thác quặng được đẩy mạnh, trong khi nông nghiệp, chăn nuôi, và thương mại cũng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh. Dacia bắt đầu cung cấp ngũ cốc không chỉ cho các lực lượng quân sự đóng quân ở trong tỉnh mà còn cho phần còn lại của khu vực Balkan. Nó đã trở thành một tỉnh có mức độ đô thị cao, với 11 hoặc 12 thành phố đã được biết đến, trong đó có 8 thành phố đã được xếp vào hạng cao nhất là Colonia, mặc dù vậy số thành phố của nó lại ít hơn so với các tỉnh khác của khu vực. Tất cả các thành phố phát triển từ các doanh trại quân sự cũ. Apulum là nơi mà các thống đốc quân sự của cả ba phân khu đặt trụ sở chính của họ, không chỉ đơn thuần là thành phố lớn nhất của tỉnh, nó còn là một trong những thành phố lớn nhất trên toàn bộ khu vực biên giới Danube.Đã có những mối đe dọa quân sự và chính trị từ khi tỉnh Dacia của La Mã bắt đầu tồn tại. Người Daci tự do sống tiếp giáp với tỉnh là những kẻ thù đầu tiên, sau khi liên minh với người Sarmatia, họ liên tục quấy nhiễu tỉnh này trong thời kỳ cai trị của Marcus Aurelius. Sau một khoảng thời gian yên tĩnh kéo dài từ thời Commodus tới Caracalla (180-217 CN), tỉnh này một lần nữa lại bị những kẻ xâm lược bao vây, lần này là người Carpi, một bộ tộc Daci trong liên minh với người Goth mới đến, trong thời gian đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng cho đế quốc. Nhận thấy rằng ngày càng khó khăn để có thể giữ lại Dacia, các vị hoàng đế đã buộc phải từ bỏ tỉnh này vào thập niên 270, và nó trở thành thuộc địa lâu đời đầu tiên của Roma bị từ bỏ[2] Dacia đã bị tàn phá bởi các bộ lạc người Đức (Goth, Taifali, Bastarn) cùng với người Carpi vào năm 248-250, bởi người Goth và Carpi và năm 258 và 263, người Goth và người Heruli trong năm 267 và 269[3][4] Các tác phẩm cổ đại ngụ ý rằng Dacia gần như đã bị mất trong thời kỳ cai trị của Gallienus (253 - 268), nhưng chúng cũng ghi lại rằng là Aurelianus (270-275) đã từ bỏ Dacia Traiana. Ông đã rút bỏ quân đội của mình cùng chính quyền dân sự ra khỏi Dacia, và thành lập Dacia Aureliana với thủ phủ của nó tại Serdica thuộc Hạ Moesia.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dacia thuộc La Mã http://books.google.com.au/books?id=07BBAAAAYAAJ http://books.google.com.au/books?id=1D612o_X2VYC http://books.google.com.au/books?id=29BAeKHwvuoC http://books.google.com.au/books?id=6L49AAAAIAAJ http://books.google.com.au/books?id=DrIMlfGg2uoC http://books.google.com.au/books?id=FiOhAAAAMAAJ http://books.google.com.au/books?id=I4sfAAAAMAAJ http://books.google.com.au/books?id=MNSyT_PuYVMC http://books.google.com.au/books?id=MyMArplPm40C http://books.google.com.au/books?id=PI94DTyNRLkC